Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 12/07/2025 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Cái tên "Cửa Việt" có từ bao giờ

T

ôi sẽ không nêu lên vấn đề này nếu không có bài Cửa Việt của bạn Khâm Đức đăng trong tuần báo THỐNG NHẤT số 255, ngày 27-7-1994.

Trong bài báo trên đây, bạn Khâm Đức bằng lời văn khá sinh động, đã bày tỏ nhiệt tình của mình đối với Cửa Việt, đối với đất nước và con người Quảng Trị anh hùng. Tuy vậy, cũng chính trong bài báo này, bạn Khâm Đức đã phạm một sai lầm là cho rằng cái tên “Cửa Việt” chỉ mới xuất hiện từ khi giặc Pháp sang chiếm đóng nước ta.

Khâm Đức viết: “Nghe nói xa xưa người ta không gọi cửa sông này là Cửa Việt và hầu như nó cũng chẳng có tên tuổi gì trong bản đồ địa lý vì nó là cửa của một dòng sông nhỏ. Cái tên Cửa Việt ra đời từ lúc thực dân Pháp đánh chiếm miền Trung Trung Bộ. Tại đây, đã xảy ra một cuộc giao tranh giữa bọn cướp biển thực dân Pháp và những người dân đánh cá của các làng… ở Cửa Việt. Họ không chịu để cho bọn thực dân Pháp chiếm biển. Cửa sông này là của nước Việt, dân Việt, bất khả xâm phạm. Cuộc đọ sức không cân sức ấy đã thất bại, nhưng cái tên cửa sông ấy thì vẫn được lưu truyền”.

Như thế là tác giả khẳng định rằng cái tên Cửa Việt chỉ mới ra đời từ khi Pháp chiếm nước ta.

Tôi cũng không biết cái tên Cửa Việt ra đời từ bao giờ, nhưng tôi có thể nói dứt khoát rằng cái tên đó đã có từ lâu, từ rất lâu trước khi giặc Pháp sang đánh chiếm nước ta.

Trong cuốn Phủ biên tạp lục, viết năm 1776, lúc giữ chức Hiệp trấn, Tham tán quân vụ của chúa Trịnh ở Thuận Hóa, Lê Quý Đôn đã nói đến Cửa Việt. Trong tác phẩm đó, Lê Quý Đôn viết: “Huyện Võ Xương có Cửa Việt, sông từ hai nguồn Cảo Cảo và Viên Kiệu chảy về”. Lại viết: “Từ Cửa Việt đến Cửa  Tư Dung gọi là Đại Trường Sa”.

Nói vể cuộc hành trình theo đường biển từ Bắc vào Nam, Lê Quý Đôn viết như sau: “ Từ cửa này (của Nhật Lệ) đến cửa Minh Linh một ngày đêm, đổ lại (cửa này sâu và rộng, bờ hữu núi đá, bờ tả bãi cát). Đến Cửa Việt hai canh (cửa này sâu rộng, sóng gió dữ dội, hai bờ đều bãi cát). Đến cửa Bạt Thác 4 canh, tục gọi cửa Eo, lại gọi cửa Thái Dương”.

Như thế, từ các thời buổi mà cửa Tùng Luật còn mang tên là cửa Minh Linh, cửa Thuận An còn mang tên là cửa Bạt Thác, thì Cửa Việt đã có cái tên mà nó vẫn còn giữ cho tới tận ngày nay.

Những đoạn văn trích trên đây của Lê Quý Đôn chứng tỏ rằng cái tên “Cửa Việt” đã có trước năm 1776, chứ không phải mới có sau khi đế quốc Pháp sang đánh chiếm nước ta.

Hơn nữa, đã từ lâu Cửa Việt là một cửa biển lớn, rất nổi tiếng, chứ không phải “hầu như nó chẳng có tên tuổi gì trong bản đồ địa lý vì nó là cửa của một dòng sông nhỏ” như bạn Khâm Đức đã khẳng định trong bài báo của mình.

H.C

 

(*) Bài đăng trên báo Thống nhất số 256 ra ngày 10-8-1974

Hồng Chương
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 6 tháng 03/1995

Mới nhất

Tạp chí Cửa Việt - 35 năm một chặng đường

28/06/2025 lúc 16:18

Ngày 28/5/2025, Tạp chí Cửa Việt tổ chức lễ kỷ niệm 35 năm tạp chí ra số đầu tiên và gặp mặt cộng tác viên năm 2025. Tại buổi lễ, Phó Tổng biên tập phụ trách Hồ Thanh Thọ đã có bài phát biểu khai mạc...

Vùng trời hoa sim

26/06/2025 lúc 23:29

Những triền sim tím đồi xaBềnh bồng nâng gót mùa qua lặng thầm

Hương xưa; Nắng sớm

26/06/2025 lúc 23:27

Hương xưa… Ta về tìm lại hương xưa

Giấc mơ đồng bằng; Về xanh trong gió thơm

26/06/2025 lúc 23:24

Giấc mơ đồng bằng Gọi em đêm qua tôi mơ

Ngủ giữa gió sông quê

26/06/2025 lúc 23:22

Hôm ấy gió sông thổi về lồng lộng. Lửa nương theo bàn tay của gió vồ lấy mái bếp, tỏa ngọn nghi ngút trên đống củi khô, tràn qua ô cửa vương tơ nhện và bụi mờ.

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

13/07

25° - 27°

Mưa

14/07

24° - 26°

Mưa

15/07

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground