Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 19/04/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Cầu Treo Bến Tắt, một di tích lịch sử cần sớm được đầu tư xây dựng và phục hồi

C

hiến tranh đã lùi xa gần 35 năm.

Nhắc đến quá khứ oanh liệt và hào hùng về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc Việt Nam không ai không nhắc đến Đường mòn Hồ Chí Minh. Con đường được hình thành trong suốt chiều dài của cuộc chiến, chạy dọc theo chân dãy núi Trường Sơn hùng vĩ. Nó được gọi là đường mòn bởi hàng vạn các loại xe, pháo cơ giới cùng đủ loại xe thô sơ và hàng triệu lượt người vào ra theo lối mòn dưới những tán rừng, dưới chân đồi núi trọc (do bom na pan, rốc két, B.52 hủy diệt và cày xới), băng qua bãi lau sậy cháy nham nhở, trèo chênh vênh lưng chừng lèn đá hay lội qua ngầm suối sâu để đạt được mục đích cao nhất là “tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”. Đây là một “công trình” tự nhiên nổi tiếng được ghi nhận trong  lịch sử của cuộc chiến tranh Việt Nam, là đỉnh cao biểu hiện ý chí thống nhất đất nước của nhân dân cả  nước. Con đường Trường Sơn – Đường Hồ Chí Minh huyền thoại là cái nôi nuôi dưỡng lòng dũng cảm kiên cường, nghị lực phi thường, ý chí quật cường, sáng tạo của nhân dân miền Trung cùng các lực lượng vũ trang cả nước chống lại sức mạnh huỷ diệt của đủ loại vũ khí tối tân nhất, hiện đại nhất cùng hàng vạn tấn chất độc màu da cam của tên đế quốc thuộc loại sừng sỏ hàng đầu trên thế giới. Trên tuyến đường lịch sử ấy, hàng chục ngàn chiến sỹ cùng hàng triệu tấn vũ khí, đạn dược, lương thực thực phẩm, quân trang quân dụng và hàng vạn tấn hàng hoá khí tài đã được vận chuyển vào ra. Cũng nơi đây, biết bao những “cô gái mở đường ra đi cứu nước” không có ngày trở lại. Đi suốt dọc trên con đường huyền thoại đầy ắp máu lửa nhưng giàu chất thơ và đượm sắc hoa này ta bắt gặp hàng ngàn địa danh, di tích, công trình, bia tưởng niệm đã được ghi tạc vào truyền thống của lịch sử của dân tộc.

Ngầm Bến Tắt là đoạn đường vượt qua một khúc sông thuộc thượng nguồn sông Bến Hải đi ngang qua địa bàn xã Vĩnh Trường, huyện Do Linh, tỉnh Quảng Trị. Được gọi là ngầm bởi trên trục đường Hồ Chí Minh, hầu hết các con sông, suối chảy theo từ hướng tây sang đông đều cắt ngang mặt đường chạy dọc theo hướng bắc nam. Có những chỗ có cầu, phà qua lại, nhưng có những đoạn dài và thoai thoải nên người ta thường xếp những viên đá cuội có đường kính chừng 15 đến 25 cm thành con đường để người và các phương tiện vận tải có thể băng suối để theo đường. Đứng trên cầu Hiền Lương lịch sử ở Quốc lộ 1 A, phóng tầm mắt về phía tây độ chừng 15 km, ta hình dung được Ngầm Bến Tắt.

Vào những năm 1973-1974 sau khi Hiệp định Giơ ne vơ được ký kết, lính Mỹ rút khỏi miền Nam, Đảng ta quyết định: phải tập trung sức lực để “đánh cho ngụy nhào”. Để dốc sức cho tiền tuyến, phục vụ cho cuộc tổng tiến công nổi dậy nhằm sớm kết thúc cuộc chiến tranh, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Năm 1974, được nhân dân Cu Ba giúp đỡ, cây cầu treo Bến Tắt được thay thế Ngầm Bến Tắt và đã được tổ chức thiết kế xây dựng trong thời gian ngắn nhất với tốc độ nhanh nhất. Công trình Cầu treo Bến Tắt là tác phẩm đầy khí thế nhiệt huyết của những con người cộng sản ở bên kia bán cầu chung tay với Người lính Cụ Hồ, là sản phẩm tựu chung cho tinh thần quyết chiến quyết thắng của Cách mạng Việt Nam và tình đoàn kết chiến đấu Cu Ba – Việt Nam.

Với sức tải cho xe 10 tấn, khổ lòng rộng 4 m mặt bê tông cốt thép, cấu trúc cáp treo với nhịp vượt hơn 100 m bắc qua lòng sông Bến Hải, cây cầu đã đáp ứng thông đường cho hầu hết các loại xe tải quân sự, dân sự phục vụ chiến trường vào thời điểm đó và nó tiếp tục đứng vững sau tròn 31 năm với hàng triệu lượt xe, người qua lại. Cầu treo Bến tắt là nhịp cầu “nối những bờ vui” của nhân dân hai miền thời “ngày bắc đêm nam” là nhịp cầu thông thương và huyết mạch của dân tộc Pa cô, Vân Kiều một thời cùng nhau “gùi trên lưng súng đạn ra hỏa tuyến, gạo ngàn cân em gửi ra chiến trường”. Cầu treo Bến Tắt vẫn luôn luôn cõng trên mình những chuyến lên nương, xuống rẫy của người kinh, của bà con dân tộc thiểu số và là nhịp cầu thông thương buôn bán bắc nam của nhân dân đôi bên bờ sông Bến Hải. Cầu treo Bến Tắt còn là điểm đến của hàng triệu lượt người đến dâng hương cho người thân và tưởng niệm 10.265 liệt sĩ đã anh dũng hy sinh trên suốt dọc đường mòn Hồ Chí Minh trong những năm đánh Mỹ được quy tập về yên nghỉ ở Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn, nằm sát mố cầu bờ nam của cầu treo Bến Tắt không đầy 100 m và nằm trong quần thể khu di tích Trường Sơn. Cầu treo Bến Tắt là phần tiếp đón ngoại vi ban đầu của quần thể di tíchđường Hồ Chí Minh anh hùng – Đường Trường Sơn. Tại đây một loạt các công trình tưởng niệm, điểm văn hóa sẽ được xây dựng với quy mô hoành tráng, tôn nghiêm trong một tương lai gần. Từ bắc vào nam thì lối vào Nghĩa trang Quốc gia Trường Sơn là theo đường Cầu treo Bến Tắt và lối ra của du khách là phía nam nghĩa trang (con đường độc địa hiện nay đang được dùng để vào và ra của du khách).

Năm 2003, thực hiện Nghị quyết Đaị hội Đảng toàn quốc khóa VIII,  để phục vụ phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh quốc phòng và đẩy nhanh tốc độ phát triển dân sinh vùng miền Trung của Tổ quốc, Đảng ta quyết định đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh. Sau hơn hai năm: “xẻ dọc Trường sơn”  thi công làm đường, xây dựng cầu, đường Hồ Chí Minh chính thức đi vào thông tuyến và khai thác, sử dụng. Do vị trí, địa hình và địa thế nên Cầu treo Bến Tắt không nằm trên đường Hồ Chí Minh mà phải lùi xa về phía nam (hạ lưu sông Bến Hải) chừng 200m. Nhường chỗ cho chiếc cầu bê tông cốt thép vĩnh cửu có tải trọng gấp 3 lần chiếm ngự. Như vậy, chức năng của cầu treo Bến Tắt không còn chiếm giữ vai trò mà người đời giao cho “Họ nhà Cầu đường” là được “địu” trên mình đủ loại xe cộ, người và phương tiện tham gia giao thông.

Cầu treo Bến Tắt dần dần bị lãng quên.

Tuy nhiên, xác định được vị trí lịch sử một thời của nó, Nhà nước đã phê chuẩn xếp hạng Cầu treo Bến Tắt thuộc di tích lịch sử cấp quốc gia. Nhân dân cả nước và bè bạn thế giới đến với Nghĩa trang Liệt sĩ Trường Sơn khi nhìn về cây cầu, vẫn hồi tưởng ký ức chiến tranh, “một thời đạn bom, một thời hòa bình” của nhân dân Việt Nam trong những năm dài đánh Mỹ.

Được sự thỏa thuận của Bộ Giao thông vận tải, Cầu treo Bến tắt được chính thức chuyển giao cho Ngành quản lý di tích danh thắng tỉnh Quảng Trị bảo quản. Thời gian đã đưa những di tích của cuộc chiến đi xa dần vào lịch sử, nhưng Cầu treo Bến Tắt vẫn được trả lại tên cho chính mình và là một di tích trên tuyến đường Trường Sơn huyền thoại.

Những ai đã đi qua Trường Sơn, ai đã một lần đặt chân lên vùng đất “địa linh” chắc hẳn thấm thía khí hậu ở đây. Miền tây Quảng Trị là vùng khí hậu khắc nghiệt nhất tại khu vực miền Trung với biên độ dao động lớn về nhiệt độ, độ ẩm chênh cao hàng ngày và nhất là giữa các mùa. Công trình Cầu treo Bến Tắt là nạn nhân chịu trực tiếp tập hợp các tác động hủy hoại của thiên tai. Trận lũ lịch sử tháng 10 năm 2005, nước lớn mang theo xoáy mạnh đã quấn và lật tung bộ khung 2 mố cổng và vật đổ toàn bộ cây cầu xuống lòng sông, phá hoại toàn bộ kết cấu của cây cầu.

Từ đây, tên gọi Cầu treo Bến Tắt không còn giữ nguyên hiện trạng mà chỉ còn là đống sắt vụn.

Tháng 8 năm 2006, chúng ta có đủ căn cứ pháp lý và cơ sở khoa học, kỹ thuật để đầu tư xây dựng tu bổ phục hồi nguyên dạng công trình di tích lịch sử này. Bởi vậy Dự án đầu tư xây dựng phục hồi di tích cầu treo Bến Tắt được khởi động nghiên cứu và đề xuất.

Mục tiêu của dự án là cần phải tập trung đề xuất một hệ thống kỹ thuật tu bổ vì mục tiêu bảo tồn phục nguyên nhằm hoàn thiện những hạng mục công trình di sản với mức độ chuẩn xác nhất trong điều kiện của kỹ thuật và vốn đầu tư có thể thực hiện được ngay.

Khung cảnh khu di tích Cầu Treo Bến Tắt là  phần tiếp đón ngoại vi ban đầu của quần thể di tích “Nghĩa trang Trường Sơn” Tại đây,  một loạt các công trình tưởng niệm, văn hóa và dịch vụ của trung tâm di tích đường Hồ Chí Minh anh hùng sẽ được xây dựng, chúng ta sẽ tạo nên một hình ảnh, môi trường cảnh quan  tự  nhiên, văn hóa trong lành, có tác dụng giáo dục truyền thống bằng hình ảnh thực, địa danh thực một cách trang nghiêm, tôn kính, uy nghi, lộng lẫy nhưng giàu tính lịch sử, đảm bảo truyền thống của dân tộc và giàu tính thẩm mỹ sẽ chuyển giao  tốt cho  thế hệ mai sau.

Cầu treo Bến Tắt là một hạng mục công trình di tích quan trọng trong cụm công trình di tích lịch sử cấp Quốc gia dọc tuyến đường Hồ Chí Minh; là vật chứng quý báu cho một giai đoạn lịch sử hào hùng của cả dân tộc Việt Nam trong cuộc chiến tranh giữ nước. Cầu treo Bến Tắt là sản phẩm bất diệt của tình hữu nghị bền chặt muôn đời:

    Việt Nam – Cu Ba; Hồ Chí Minh – Phi Đen Cátxtơ Rô.

Với ý nghĩa lớn lao đó, công trình di tích Cầu treo Bến Tắt nằm trong cụm các công trình di tích lịch sử Trường sơn dọc đường Hồ Chí Minh thực sự cần sớm được đầu tư bảo tồn tôn tạo và phục hồi nhằm tôn vinh những giá trị lịch sử hào hùng của dân tộc, tạo nên bức tranh toàn cảnh về văn hóa du lịch Quảng Trị thêm màu sắc rực rỡ; giữ vững, phát huy và giới thiệu về vẻ đẹp truyền thống hào hùng của dân tộc Việt Nam với bạn bè quốc tế và cho thế hệ mai sau, góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy nền kinh tế xã hội của địa phương phát triển.

                                                                                       L.V.D

yle='­-ipr q '>4. Tính tương đối về hệ không gian

 

Trong không gian, chuyển động của vật được quan sát thông qua một hệ quy chiếu. Nguyên tắc vật lý ấy được ví von dễ hiểu như sau: chẳng hạn khi ta đi tàu, nhìn qua cửa sổ, ta sẽ có cảm giác tàu đứng yên còn cảnh vật xung quanh thì đang chuyển động. Hay khi đứng bên bờ sông trong một đêm rằm, ta nhìn thấy dòng sông chảy trôi, bóng trăng đứng yên trong nước. Nhưng nếu ta ngồi trên đò xuôi dòng thì sẽ thấy con sông đứng yên, còn trăng thì đang chạy. Trịnh Công Sơn đã vận dụng nguyên tắc tương đối này vào câu hát: “con sông là quán trọ, và trăng – tên lãng du” (Biết đâu nguồn cội). Mới nghe qua câu hát, cứ ngỡ Trịnh… viết sai! Ơ hay, dòng sông thì phải trôi chứ sao lại chồn chân một chỗ như quán trọ? Con trăng cũng cố định chứ sao lại chạy lung tung được? Trịnh quên điều ấy chăng? Không, Trịnh Công Sơn là nhà bác học không đãng trí (dù anh có bài hát Tình ca người mất trí), cái ngây ngô ấy thực chất là nét hồn nhiên của sự thông minh vừa chín tới. Nếu có một lần “em đi qua chuyến đò” thì em sẽ hiểu được câu hát của Trịnh hoàn toàn có cơ sở vật lý.

Hạnh phúc có thể coi như  một loại vật chất đặc biệt, và cũng mang tính chất tương đối của trạng thái gắn liền với không gian. Hạnh phúc vốn ở trong tay ta chứ có đâu xa mà luẩn quẩn đi tìm. Ai cũng biết thế nhưng không mấy ai chịu ngồi yên cầm nắm hạnh phúc đâu. Tất cả mọi vật đều được Tạo hoá nặn ra, riêng con người thì tự làm ra mình bằng cách tiến hoá từ vượn, vậy nên con người luôn có ý thức đi tìm một điều gì đó để hoàn thiện hơn chứ không dễ dàng chấp nhận. Hạnh phúc cũng thế, con người không chơi bài “ăn xổi” với nó, thế mới có chuyện vợ chồng lâu lâu phải cãi nhau mới hạnh phúc (!) Con người lại hay chọn cái dễ làm trước, hạnh phúc dễ tìm thấy nhất là trong tình yêu, tức hạnh phúc lứa đôi - gọi là tình. Cái tình hạnh phúc ấy nó cũng tồn tại tương đối, nghĩa là khó xác định nó ở đâu: “Tình không xa nhưng không thật gần” (Như một lời chia tay). Một câu nhạc tưởng chừng như… vô duyên, mông lung lại rất hữu cớ, hiện thực. Thông qua đó, Trịnh Công Sơn khuyên người ta đừng có chạy đuổi theo cái tình xa tình gần chi nữa, đừng có “đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt”, hãy biết nắm bắt cái đang diễn ra ở ngay đây, như anh từng nói: Hãy sống hết mình trong mỗi sát-na hiện tại!

 

5. Mức vững vàng

Vật lý phát biểu rằng: Mức vững vàng của một vật phụ thuộc vào vị trí trọng tâm (độ cao) và diện tích mặt chân đế. Muốn tăng mức vững vàng của vật thì hãy hạ thấp trọng tâm xuống. Nguyên tắc này được áp dụng cho thế Trung bình tấn trong võ thuật, tức là nếu ta rùn chân xuống thấp thì mức vững vàng cao hơn khi đứng thẳng người. Trọng tâm, hiểu theo nghĩa thoáng, nó chính là cái “tôi” của mỗi người. Trịnh Công Sơn đã thông qua nguyên tắc vật lý ấy để chiêm nghiệm lẽ đời về cái tôi: “Nhìn tôi lên cao nhìn tôi xuống thấp” (Con mắt còn lại). Trịnh biết rằng khi mình được người đời xưng tụng quá, nâng lên cao quá thì cũng chưa phải hay, bởi cái sự thăng vị ấy nó mong manh lắm! Càng lên cao mức vững vàng càng giảm. Anh lại nhận ra cuộc đời cứ nghiêng như núi đang chờ đón bước chân ta, “đồi núi nghiêng nghiêng đợi chờ” (Biển nhớ). Nên chi anh tự nhủ hãy cẩn thận trong mỗi bước lần chân: “Đường lên cao bước chân nhè nhẹ” (Có nghe đời nghiêng). Dường như Trịnh Công Sơn đã lường trước được sự nổi tiếng của mình, và anh chấp nhận vầng hào quang mà đời khoác lên vai, anh nhận thứ ánh sáng ấy để sống tỉnh thức chứ không phải để kiêu hãnh. Trịnh Công Sơn đã đi qua cuộc đời với sự cẩn trọng, nhờ biết hạ thấp cái tôi nên anh có một vị thế vững vàng giữa muôn vàn tấm lòng người yêu mến. Anh sống, viết nhạc, đi trên những cung bậc cuộc đời theo bước chân hiền triết, cứ “cúi xuống cúi xuống thật gần”.

Như Hoàng Phủ Ngọc Tường từng nhận xét: “Trịnh Công Sơn là người chăm chú cúi xuống hiện hữu”. Đúng thế, Trịnh đã quan sát sự vật, ngắm nhìn cuộc sống như một nhà vật lý đầy mỹ cảm. Hay nói cách khác, Trịnh Công Sơn là nhạc sĩ có thiên căn khoa học.

H.C.D

 

 

Lê Văn Dũng
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 198 tháng 03/2011

Mới nhất

Sôi nổi hội thi Kể chuyện theo sách với chủ đề “Chúng em yêu hòa bình”

12/04/2024 lúc 16:01

Ngày 11/4, Thư viện tỉnh Quảng Trị phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Đông Hà tổ chức hội

Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam tỉnh Quảng Trị năm 2024

11/04/2024 lúc 00:52

TCCV Online - Sáng nay 10/4, tại Thư viện tỉnh, UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024. Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Chiến Thắng; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam tham dự.

Lễ phát động Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc tỉnh Quảng Trị năm 2024

09/04/2024 lúc 17:57

TCCV Online - Sáng ngày 9/4/2024, tại thư viện tỉnh Quảng Trị đã diễn ra lễ phát động Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc tỉnh Quảng Trị năm 2024.

Viếng Nghĩa Trủng Đàn đầu năm Giáp Thìn

08/04/2024 lúc 22:34

Mười năm rồi lại trăm nămĐàn Nghĩa Trủng mãi ơn Hoàng Bích KhêTử sĩ Tây Sơn

Giêng hai gieo những ngọt ngào; Ký gửi

08/04/2024 lúc 22:33

Giêng hai gieo những ngọt ngàoGiêng hai lúa đã xanh đồngGiêng hai cải đã trổ

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

20/04

25° - 27°

Mưa

21/04

24° - 26°

Mưa

22/04

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground