Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 20/04/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Quy ước xây dựng làng An Mỹ

N

hằm xây dựng làng xóm ngày càng khang trang, giàu đẹp, phát triển về kinh tế - văn hoá - xã hội có nếp sống trật tự, kỹ cương vui tươi lành mạnh trong tình làng nghĩa xóm. Gắn trách nhiệm của từng gia đình đối với toàn cộng đồng để mọi người thực hiện tốt quy ước của Làng, từng bước đưa An Mỹ vượt qua đói nghèo, lạc hậu, có chất lượng dân trí dân sinh văn minh tiến bộ.

A. KHÁI QUÁT VỀ TRUYỀN THỐNG VÀ LỊCH SỬ CỦA LÀNG

Địa phận làng An Mỹ ngày nay nguyên trước đây là vùng đất hoang sơ, phía trước là sông, phía sau là đồi núi, nơi “con chim kêu cũng sợ, con cá vùng cũng ghê” của miền Ô Lý. Vào thế kỷ XV, những cuộc di dân từ Thanh - Nghệ vào Nam để sinh cơ lập nghiệp, trong đó có một bộ phận đến định cư vùng Bàu Lau - bắc sông Hiếu để xây dựng cuộc sống mới và lập thành làng, lấy tên là An Mỹ, với ý nguyện mưu cầu bình yên, tốt đẹp.

Trải qua bao biến cố thăng trầm, nhiều phen ly tán vì chiến tranh không hề thay đổi. Con dân trong làng thế hệ này qua thế hệ khác đều ra sức phát huy truyền thống tốt đẹp của làng.

Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, dù phải hy sinh gian khổ, chịu cảnh đói nghèo do thiên tai và kẻ thù nhưng lớp lớp con em không hề nao núng. Đặc biệt là nhiều cụ ông, cụ bà được biểu dương thành tích trong phong trào của huyện nhà từ những ngày đầu Cách mạng Tháng Tám.

Truyền thống đó lại được phát huy trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vừa qua.

B- NỘI DUNG QUY ƯỚC

I. Xây dựng gia đình văn hoá:

Điều 1: 1) Thực hiện nghiêm túc chủ trương đường lối của Đảng, chính sách  pháp luật của Nhà nước. Hoàn thành tốt nghĩa vụ công dân và quy ước của Làng.

2) Tạo dựng không khí hoà thuận, đầm ấm, hạnh phúc trong gia đình. Kính già, yêu trẻ, con cháu hiếu nghĩa với ông bà, cha mẹ, cha mẹ có trách nhiệm nuôi dạy con cái, vợ chồng anh em thuỷ chung, bình đẳng.

3)  Thực hiện nếp sống văn minh trong gia đình và nơi công cộng. Có kế hoạch phát triển kinh tế hộ gia đình chính sách, tích cực xoá đói giảm nghèo, giúp đỡ nhau vươn lên làm ăn hiệu quả. Xoá bỏ tệ nạn xã hội, không mê tín dị đoan, cờ bạc, say rượu, ăn uống bê tha…

Điều 2: Các gia đình trong làng phải có trách nhiệm thực hiện tốt 4 nội dung  xây dựng gia đình văn hoá mà BGĐ tỉnh đã đề ra và hàng năm phấn đấu có trên 60% hộ đạt tiêu chuẩn

II. Những quy định của làng:

1) Quy định về xây dựng nếp sống văn hoá

Điều 3: Làng khuyến khích các hoạt động văn hoá lành mạnh, vui tươi. Cha mẹ phải có trách nhiệm lo cho con cái học hành ít nhất tốt nghiệp PTCS. Làng có quà thưởng động viên tương ứng 20kg thóc cho mỗi học sinh trúng tuyển các trường trung cấp, cao đẳng 30kg thóc cho các em trúng tuyển vào các trường đại học.

Đi nghĩa vụ quân sự được tặng quà lưu niệm tương ứng với 20 kg thóc.

Điều 4: Cấm không được gây mâu thuẫn làm chia rẻ các gia đình, họ tộc. Làng này với làng khác… Có thái độ mềm mỏng, bình tĩnh với tinh thần thông cảm, hiểu biết lẫn nhau để giải quyết những vướng mắc trong quan hệ gia đình làng xóm…

Điều 5: Nghiêm cấm việc tàng trữ hay lưu hành văn hoá phẩm độc hại, tích cực bài trừa các tệ nạn xã hội. Những người bao che, chứa chấp cho các hành vi trên tuỳ theo lỗi nặng nhẹ, Làng xử phạt như sau:

- Cảnh cáo kiểm điểm trong làng:

- Phạt lần đầu 5-10kg thóc.

- Phạt lần thứ hai, thứ ba từ 15- 20kg thóc. Nếu vi phạm nặng hơn thì lập hồ sơ chuyển lên cấp có thẩm quyền giải quyết.

Điều 6: Thực hiện tốt công tác dân số kế hoạch hoá gia đình. Việc cuới phải theo đúng Luật hôn nhân gia đình. Tổ chức cưới phải vui tươi lành mạnh, Phù hợp với điều kiện hoàn cảnh gia đình.

Điều 7: Làng có người qua đời là nỗi đau buồn chung, mọi người nên đến chia buồn với gia quyến. Tổ chức tang lễ phải nghiêm trang, tiết kiệm, tránh rườm rà, tránh các nghi lễ lạc hậu, tốn kém. Bảo đảm vệ sinh và hạn chế cỗ bàn ăn uống. Khi đưa đám mọi người trong Làng nên có mặt để tiễn đưa người quá cố về nơi an nghỉ cuối cùng.

Điều 8: Ngày 16, 17 tháng 7 âm lịch hàng năm là ngày lo việc Làng để tưởng nhớ các bậc tiền bối của Làng và bàn bạc việc xây dựng thôn xóm. Tổ chức ngày hội làng phải có sự nhất trí, bàn bạc của dân làng và thống nhất giữa các họ tộc.

Điều 9:Hàng năm vào ngày 25 tháng Chạp âm lịch, Làng tổ chức mừng thọ bằng món quà nhỏ đối với các cụ tròn 70, 80, 90 và 100 tuổi trở lên.

Điều 10: Mọi người trong làng phải có ý thức giúp đỡ các gia đình chính sách, người có công với nước, những người tàn tật, cô đơn, người già không nơi nương tựa, phụ nữ, trẻ em.

Điều 11: Dựa vào các tổ chức đoàn thể, làng cử một số người làm nồng cốt để thúc đẩy các hoạt động vui chơi lành mạnh. Thiết lập tủ sách của Làng, có phương tiện thông tin kịp thời biểu dương người tốt việc tốt, thông báo những hành vi sai trái để dân làng góp ý sửa chữa.

Điều 12: Người sản xuất phải làm tròn nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước, không làm phương hại đến tập thể. Những hộ nhận khoán ruộng đất, nếu dây dưa khê động sản phẩm phải nộp, thì Làng đề nghị rút lại một phần ruộng đất, nếu dây dưa khê động sản phẩm phải nộp, thì Làng đề nghị rút lại một phần ruộng để giao cho những hộ khác hoàn thành  tốt nghĩa vụ.

Điều 13: Hàng năm trong độ tuổi (nam từ 18-55, nữ 18-50) phải đóng góp 15 ngày công lao động công ích theo quy định của Nhà nước. Đồng thời đóng góp thêm ngày công theo nhu cầu để xây dựng công trình phúc lợi của Làng. Nếu không tham gia với  lý do không chính đáng thì phải nộp mỗi ngày côg lao động tương ứng với 10kg thóc để Làng thuê người khác làm.

2) Quy định việc bảo vệ các công trình công cộng, bảo vệ sản xuất và trật tự trị an thôn xóm.

Điều 14: Mọi người là dân trong làng đều phải có trách nhiệm bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử, đình chùa, miếu mạo, các công trình phúc lợi xã hội… Nghiêm cấm việc lấn chiếm, làm hư hỏng các công tình này nhất là thả gia súc rong phá. Ai vi phạm Làng phát hiện được sẽ xử phạt từ 5-10 kg thóc và khoản bồi thường khác để tu bổ.

Điều 15: Cấm việc lấn chiếm, làm thiệt hại dưới bất kỳ hình thức nào các công trình phục vụ sản xuất (Hồ chứa nước, mương máng, kè cống, bờ vùng bờ thửa, đường sa,s giao thông thuỷ lợi nội đồng…)

Người vi phạm ở điều này phải hoàn toàn trả nguyên thuỷ công trình trong vòng một tuần. Nếu ai cố tình không thực hiện làng sẽ khoán cho người khác làm thay và phải trả chi phí ngày công cũng như nộp phạt tương ứng từ 10-15kg thóc.

Điều 16: Rừng cây lâm nghiệp và cây cối ở nơi đình miếu … do dân làng xây dựng nên để bảo vệ môi sinh môi trường và sản xuất kinh doanh lâu dài. Nghiêm cấm các hành vi gây thiệt hại về rừng.

1. Chặt phá cây rừng (khai thác gỗ và củi trái phép)

2. Gây cháy rừng

3. Thả trâu bò trong khu vực cấm

Nếu chặt phá cây rừng đến tuổi khai thác: cứ một cây phạt tiền gấp đôi giá trị của nó tại thời điểm bắt buộc chuyển số cây đó về nơi quy định của Làng.

Nếu cố tình lấy củi vùng rừng cấm, Làng phát hiện sẽ bị xử phạt:lần thứ nhất giá trị với 5kg thóc; lần thứ hai giá trị với 10kg thóc; lần thứ ba giá trị với 20kg thóc; Nếu nhiều  lần vi phạm  gây hậu quả Làng sẽ lập văn bản gửi đến các cấp có thẩm quyền để truy cứu trách nhiệm.

Điều 17: Mọi người phải có trách nhiệm phát dọn vệ sinh và bồi đắp đường làng ngõ xóm. Không được để tre trúc, cây cối vườn mình lấn chiếm đường Làng.

Nếu để tre trúc vắt ngang đường Làng gây tai nạn cho người đi lại thì gia đình có phải chịu bồi thường và chịu nộp phạt tương ứng từ 5 đến 10kg thóc.

Điều 18: Cấm không ai được lấn chiếm, xâm phạm đế lộ giao thông, chỉ giới  công trình thuỷ lợi. Không được tự tiện tháo nước ở kênh mương chính và ở hồ chứa nước. Những người tháo nước, dẫn nước qua đường để tiêu úng thì phải đắp lại như cũ.

Điều 19: Mọi người phải có trách nhiệm bảo vệ bến bãi, ao hồ, đầm đìa … Cấm khai thác cát sạn bừa bãi dọc bờ sông mà làng đã quy định để tránh xói lở đất đai. Ao hồ, đầm đìa khi được sự đồng ý cho phép mới  được sử dụng, ai vi phạm sẽ phạt tương ứng từ 5-10kg thóc.

Điều 20: Làng khuyến khích phát triển chăn nuôi nhưng không được thả gia súc, gia cầm phá hoại sản xuất.

- Phạt từ 5-10kg thóc đối với mỗi con trâu bò cho ăn kẹ trong khu vực có cây trồng chưa thu hoạch xong.

- Phạt từ 2-5kg thóc đối với à, vịt lợn thả rong ở vùng đang sản xuất

- Nếu thả phá thì không những bị phạt mà còn phải bồi thường số hoa màu bị thiệt hại.

- Các vật nuôi trong nhà chó, lợn, trâu, bò đều phải tiêm phòng dịch,phòng bệnh dại theo quy định của thú y.

- Khi xuất bán gia súc phải báo cho trưởng thôn hoặc người có trách nhiệm biết để theo dõi quản lý, thu thuế sát sinh đối với người mua giết nó. Nếu ai không thực hiện làm thất thu ngân sách địa phương thì phải chịu phạt 100% số tiền theo thuế sát sinh.

Điều 21: Khi có ngiười cư trú qua đêm phải trình báo với nhà chức trách địa phương. Nếu hộ gia đình nào không thực hiện mỗi lần phải chịu phạt tương ứng 5kg thóc. Nếu cùng thời gian đó trong Làng có người mất mát gì hoặc gây rối trật tự thì phải chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Điều 22: Để đảm bảo giấc ngủ của mọi người, cấm các hoạt động ồn ào sau 11 giờ đêm và trước 5 giờ sáng. Ban đêm người đi đường phải có đèn đóm để góp phần làm tốt công tác trị an.

Điều 23: Việc bán nhiều rượu cho người khác say hoặc người lợi dụng hơi men gây mất trật tự trị an thôn xóm sẽ bị trừng phạt tương ứng 10-20 kg thóc. Nếu hành vi nghiêm trọng sẽ chuyển đến cấp có thẩm quyền để truy cứu hình sự

Điều 24: Thôn trưởng là người được nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm, nếu không hoàn thành nhiệm vụ hoặc lẫn tránh thực hiện quy ước của Làng thì kiến ngị cấp trên bãi nhiệm chức vụ và cử người khác thay thế.

Điều 25: Nguồn quỹ của Làng bao gồm các khoản:

- Tự nguyện đóng góp của dân Làng

- Hỗ trợ từ bên ngoài

- Xin trích một phần trong ngày công lao động công ích

- Tiền và sản lượng thu phạt.

Điều 26: Khi thi hành các hình phạt kinh tế, phải lập thành 2 bản, một bản giao cho người bị phạt giữ, một bản lưu hồ sơ. Tiền thu phạt do thủ quỹ của làng cất giữ, trường hợp chi tiêu hoặc trích thưởng phải công khai trong các cuộp họp của dân Làng.

Điều 27: Hàng năm vào ngày 23 tháng Chạp (Âmlịch). Làng tổ chức Hội nghị để sửa đổi, bổ sung quy ước và công bố vào ngày 07 tháng Giêng (Âm lịch) đầu năm mới (Sau khi có ý kiến phê duyệt của Ủy ban nhân dân xã).

Điều 28: Bản quy ước này do dân làng An Mỹ đóng góp xây dựng để thay thế cho bản quy ước trước đây và đã nhất trí thông qua ngày 08/10/1996. Có hiệu lực kể từ ngày được cấp trên phê duyệt.

Ban điều hành làng An Mỹ
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 32 tháng 05/1997

Mới nhất

Long trọng tổ chức Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam

20 Giờ trước

Sáng nay 19/4/2024, Trường PTDT Nội Trú Gio Linh long trọng tổ chức Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Hội Liên hiệp Phụ nữ Phường 1 ra mắt mô hình “Phụ nữ, Cà phê và Sách”

21 Giờ trước

Sáng nay 19/4, Hội Liên hiệp Phụ nữ Phường 1 (thành phố Đông Hà) tổ chức Lễ ra mắt mô hình “Phụ nữ,

Sôi nổi hội thi Kể chuyện theo sách với chủ đề “Chúng em yêu hòa bình”

12/04/2024 lúc 16:01

Ngày 11/4, Thư viện tỉnh Quảng Trị phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Đông Hà tổ chức hội

Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam tỉnh Quảng Trị năm 2024

11/04/2024 lúc 00:52

TCCV Online - Sáng nay 10/4, tại Thư viện tỉnh, UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024. Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Chiến Thắng; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam tham dự.

Lễ phát động Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc tỉnh Quảng Trị năm 2024

09/04/2024 lúc 17:57

TCCV Online - Sáng ngày 9/4/2024, tại thư viện tỉnh Quảng Trị đã diễn ra lễ phát động Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc tỉnh Quảng Trị năm 2024.

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

21/04

25° - 27°

Mưa

22/04

24° - 26°

Mưa

23/04

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground