Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 20/04/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Đi làm điệp viên

C

hiều 9 tháng 4 năm 1947, trời Quảng Trị thật đẹp. Bên bờ Hiếu Giang, những bãi biền ngô xanh biếc, cờ trắng phao phao, gió nồm lên dịu mát. Chim bay về tổ, mây trắng hết bồng bềnh trôi. Đó là giờ phút tôi ĐI LÀM ĐIỆP VIÊN ở thị xã Đông Hà.

Nhiệm vụ được giao khá khó khăn nặng nề. Phải khéo len lỏi ở tiệm quán, chợ đò, bến xe…trá dạng trá hình sao cho quan sát được thế bài binh bố trận của giặc. Phải nắm rõ hòa điểm, vọng gác, cứ điểm chỉ huy, doanh trại, hầm hào, kho tàng, xe pháo, vũ khí đạn được quân số, trại giam… Nắm quy luật các đoàn xe công-voa từ Huế ra, từ Đông Hới vào, từ đường 9 xuống và Ca-nô từ Cửa Việt lên. Nắm được tới đâu, báo cáo tới đó, theo mật ám hiệu đường giây TÌNH BÁO TRUNG ĐOÀN. Chuyện làm ĐIỆP VIÊN gặp vô vàn gian khổ, dưới đây chỉ tóm lược đôi điều:

Hôm ấy tại nhà bác Hoàng Cư, Bí thư Đảng bộ Cam Giang, tức là nhà đồng chí Tú Anh, Phó ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Quảng Trị ngày nay, anh Nguyễn Bĩnh, chỉ huy tình báo Cam-Gio-Vĩnh mà anh em giới thiệu, với tôi là chefd’esrionnage de la zone du nord, tâm sự với tôi đại ý thế này: Ngày 16 tháng 02 năm 1947, quân Pháp đánh vào thị xã Quảng Trị, sau đó, chúng mò ra Đông Hà, hợp điểm với cánh quân trên đường 9 đánh về, bị ta tiêu diệt hơn 100 tên. Nay chúng đang lo củng cố vị trí Đông Hà, tình hình cụ thể ra sao, ta chưa nắm được. Nay anh Cung vào đó làm Espion, tức là điệp viên, hoặc trinh thám cho Trung đoàn Nguyễn Thiện Thuật thì anh em tình báo mừng lắm. Vì chọn được một giải phóng quân đã qua chiến đấu lại rành tiếng Pháp như anh Cung khó lắm. Đêm đó, tôi ghé về thăm gia đình. Chiều mai, tôi gặp lại anh Bĩnh ở cồn Bác Vọng. Anh ấy nói bây giờ anh em mình đổi tên mới để hoạt động. Anh Bĩnh đổi ra Hoàng Đạo. Tôi đổi Mai Chiếm Cung thành Phan Quốc Sắc. Anh Bĩnh trao đổi với tôi nhiều điều, tôi cũng hỏi lại nhiều tình huống. Tuy tôi không nói ra, nhưng bụng cứ bảo dạ rằng, nếu tình báo làm lộ bí mật, giặc sẽ giết mình ngay. Cách mạng không được lợi lộc, còn ta chịu tai tiếng. Nhìn Bĩnh tuổi chỉ khoảng 22 -23 mà lông mày rậm, râu quai nón chắc cũng còn trinh nam như mình, trong vóc dạng như dũng tướng, dễ thương lắm. Nghĩ rằng anh Trần Sâm, Trung đoàn trưởng là bạn học cùng trường đại học Huế, lại có bà con với anh Bĩnh, nên cũng yên tâm. Trao đổi xong xuôi, anh Hoàng Đạo bảo anh Thinh, anh Vận và anh Sĩ dùng chiếc xuồng ba lá chèo tôi ra gần ngã ba Dã Độ, men bờ sông Hiếu, ghé vào Đình làng Điếu Ngao, chờ trời tối rồi vào thị xã Đông Hà. Lúc ấy, nền trời chưa thấy lấp lánh ánh trăng sao, tôi ngoái nhìn ngã ba sông Thạch Hãn và sông Hiếu Giang, phong cảnh trữ tình, quê hương mình đẹp quá.

Đến vọng gác ngã ba đường 9, phải chờ đến lượt thay phiên mới theo 2 tên lính Pháp vào tiệm cà phê “TÍNH LỘC”. Gặp nhau chỗ bạn bè, vợ chồng Tính Lộc mừng lắm. Tôi giao cho chị Lộc sáu trăm đồng Đông Dương gọi là xin hùn tiền buôn bán. Phạm Tính dẫn tôi lên thị thực với phòng nhì, mà Tính gọi lên là lên gặp Siêrete Fédérale. Nhờ có nhiều lính tráng ra vào uống rượu, tửu nhập ngôn xuất, và nhờ lén lút trà trộn điều tra quan sát, nên tôi bí mật gửi về cho anh Hoàng đạo sơ đồ bố trí và tình hình ở cứ điểm Đông Hà, đề nghị Trung đoàn cho đánh tiêu diệt cứ điểm này. Vì lúc đó giặc mới đến, việc bố phòng còn sơ sài chủ quan lắm. Do còn nhiều tình tiết phức tạp, lực lượng chưa tương quan, nên phải chờ đến lúc tổng hợp thông tin chính xác của ban tình báo, trinh sát và địch vận động báo cáo về đầy đủ, Trung đoàn mới hạ quyết tâm cho đánh vào cứ điểm Đông Hà, là vị trí chiến lược án ngữ giữa ngã ba đường 9 và Quốc lộ 1A. Đây là trận tập kích tuyệt vời theo chước “Dùng gậy ông đập lưng ông”.

Chiều chủ nhật 20 tháng 3 năm 1949, khi mặt trời chưa lặn, Trung đoàn cho một bộ phận hoá trang giống quân Pháp, đi đầu là mấy anh chàng Kommando hàng binh theo ta, gồm có Hérol, Kémel, Link (người Đức), Bernard (người Pháp), Mohamed (người Marốc)… đeo súng côn giống như sĩ quan Pháp. Tiếp theo sau là mấy chục dũng sĩ thiện chiến của ta, trang bị vũ khí thật tốt, ăn mặc giống quân nguỵ, hiên ngang tiến thẳng vào thị xã. Đến 17 giờ chiều, đội quân hoá trang này đã vây chặt được bãi xe thiết giáp và trận địa pháo của giặc. Lập tức mở cửa nhảy lên xe cho nổ máy 4 chiếc xe thiết giáp, nhưng xe bị khô dầu, chiếc Kémel lại bị trục trặc kỹ thuật, chỉ có chiếc Hérol lái máy nổ rất ngon. Những lính Pháp thấy vậy, ngơ ngác chống cự, đều bị đội Kommando tiêu diệt. Tin quân ta đã đoạt được xe thiết giáp, đang bắn vào đại bản doanh của giặc, được truyền nhanh đến các đơn vị đang vây quanh thị xã. Nghe tiếng súng nổ, Trung đoàn trưởng Lê Nam Thắng, chỉ huy các tiểu đoàn 310, 302 và các đơn vị bộ đội địa phương, xung phong đánh áp vào các khu vực có  120 xe cơ giới và 430 lính địch chiếm giữ. Bị đánh trúng vào sào huyệt phòng ngự và chỉ huy của giặc, bọn địch trở tay không kịp, hoảng hốt, tan rã, mạnh ai nấy chuồn, chẳng biết chống đỡ mô tê gì nữa. Bộ đội ta thấy Tư lệnh Hà Văn Lâu, oai vệ ngồi trên xe bọc thép do Hérol(1) lái vào trung tâm trận địa, khích lệ cổ vũ càng làm cho binh sĩ hăng hái xung phong, đánh trong, vây ngoài. Nhiều tên địch và bọn mật thám đại gian đại ác kinh hồn khiếp vía, chạy thục mạng chui rúc vào hố xí, gầm thang. Quân ta mở trại giam, anh em tù kết hợp với bộ đội vào các khu gia cư của Trần Hữu Dung, Trần Triệu Thành, Lê Đình Thúc… để tuyên truyền chính sách của mặt trận, giải thích cho đồng bào rõ cuộc kháng chiến của ta nhất định thắng lợi. Cuộc chiến tranh xâm lược của giặc Pháp nhất định thua. Đặc biệt đêm đó, đơn vị của anh Thái Tăng Phổ (quê Cam Lộ, thành thạo đường sá) tiến rất nhanh, băng qua kho Manpu-ếch, xông lên diệt được rất nhiều tên địch, bắt được nhiều tù binh, còn hơn đơn vị anh Phan Tương (quê Nghệ Tĩnh) ém quân ở làng Điếu Ngao, băng qua quốc lộ 1 tiến theo đường 9 đánh vào khu đồn khố xanh cũ (nay là trụ sở Uỷ ban thị xã Đông Hà). Kỷ luật trận đánh rất nghiêm. Quân ta làm chủ nhiều giờ trong thị xã, cờ đỏ sao vàng tung bay trước gió, đồng bào thị xã mát dạ mát lòng. Nhân dân 4 xã ven thị là Cam Giang, Cam Thanh, Triệu Lương, Triệu Lễ reo mừng sung sướng, tham gia vận chuyển chiến lợi phẩm về chiến khu. Bọn giặc ở Quảng Trị, Dốc Miếu, Cửa Việt, Cam Lộ bị quân chận viện của ta khoá chặt. Tiếc rằng, lúc Hérol lái xe lên đường 9 đến ruộng làng Đông Lai ở Côn Nương Xứ, thì bị trọng thương ở chân, không còn tiếp tục lái được nữa nên cho hủy xe để rời trận địa.  The6o mệnh lệnh của bộ chỉ huy trận đánh, các cánh quân ta rút về căn cứ. Khi đi qua các Trọt Bồng, Trọt Mít, Khe Dài, Khe Ngang… của địa phận các làng Lập Thạch, Đại Áng, Trung Chỉ, Rào Vịnh … băng qua các đồi sim mua, gió mát, trăng thanh của đêm 21 khuya 22 tháng 2 năm Kỷ Sửu 1949. Có thể nói đây là trận đánh cực kỳ bí mật, bất ngờ có một không hai ở Bình Trị Thiên, bên ta chỉ bị thương vong một hàng binh Đức và một chiến sĩ. Quân y không phải đón tiếp thương bình, ngoài Hérol, mà tác dụng trận đánh thì vô cùng lớn lao, nó làm lung lay ý chí của giặc, làm rung động cả bộ chỉ huy, nó làm hoang mang đội quân chiếm đóng, mạng lưới phản gián của địch như bị tung quả mù. Thật như một đòn trời giáang. Có lẽ Tư lệnh Hà Văn Lâu và Trung tướng Lê Nam Thắng mới kết luận thắng lợi to lớn này được chính xác và đầy đủ. Trận tập kích vào cứ điểm Đông Hà làm cho địch không gượng dậy nổi, để chỉ trong vòng 4 tháng, Trung đoàn chủ lực 95 liên tục cơ động, liên tục chiến thắng, bắt tên quan tư De Coité(1) chỉ huy trưởng quân Pháp ở Nam Thừa Thiên, đích thân dẫn quân đi càn tuyến Cầu Nhi, Mỹ Xuyên, Mỹ Cang ngày 17/8/1979, và bắt thêm tên quan tư De Bruje(3) chỉ huy trưởng quân Pháp ở Nam Quảng Bình, cũng đích thân dẫn quân đi càn ở tuyến Thạch Xá Hạ đúng ngày Noel 25/12/1949.

Quay lại truyện ký đi làm điệp viên, thật chẳng xuôi chèo mát mái chút nào, khi thì bị cùm ở xà-lim này, khi thì bị còng tay ở lao tù khác, bị tra tấn vô cùng man rợ. Những lúc vào sinh ra tử, tôi liên hệ thà như Từ Hải, còn hưởng cảnh “Dựng cờ, nổ trống lên đàng, Trúc tơ nổ trước, kiệu vàng kéo sau”. Còn mình làm cảnh hươu mang. Vào hang lang sói, vào hang beo hùm. Lúc bị hỏi cung, bọn phòng nhì quả quyết là giải phóng quân vào làm phản gián cho Việt Minh. Chúng tôi là giải phóng quân nhưng của Trung đoàn Trần Cao Vân Huế nên ở Quảng Trị -Đông Hà ít ai biết, Trường tôi học ở Huế nay quân Pháp còn chiếm đóng nên nó không thể mò ra tung tích. Tôi chỉ trả lời sau khi tốt nghiệp trường kỹ thuật công nghiệp Huế thì về làng dạy học, nay bị chiến tranh học trò sợ tên bay đạn lạc, nên tôi lên Đông Hà làm thuê cho bạn bè để ổn định tương lai. Chúng vặn đi vặn lại tên trường, tên các thầy. Tôi trả lời ngày xưa, gọi là trường kỹ nghệ thực hành Huế. (Ecole pratique d'industriclle de Huế). Thời tôi học còn gọi là Ecole Technique industrelle de Huế, Hiệu trưởng là Abgrall, Tabouillot dạy lý - hoá, Grégorie dạy sử, địa, Debreil dạy văn… còn các khoa toán, cơ khí, điện, trắc đạc (Desinateur-operateur)… thì còn nhiều thầy dạy. Nó hỏi trong lớp có con Tây học không! Tôi bảo có bọn Job, Luciên, George,  Marboeuf… cùng học. Hết chứng cứ, nó phải giam tôi chung lao với anh em tù. Có một hôm, cô Trâm, nữ sinh Đồng Khánh, cùng với các bạn gái mang đến trại giam cho tôi kẹo bánh, chuối, và trứng gà đã luộc. Tôi chia cho hơn 40 anh chị em trong lao cùng ăn chung. Thấy vậy, bọn Pháp kéo đến mắng chửi anh chị em sao ăn quà của Việt Minh! Chúng cứa vào tay tôi, đâm vào vai anh Đặng Bá Lễ (Anh Lễ quê ở An Tiêm, đảng viên, sau thoát ra về làm địch vận trung đoàn). Nó đánh chết anh Mừng (đảng viên, quê Hải Lăng). Nó bắn chết bác Phạm Kim quê ở Lập Thạch. Nó đánh nhừ tử anh Hồ Thơn (quê làng Nghĩa An) và anh Hoàng Hậu (quê làng Điếu Ngao). Nhờ được giam chung với mấy chục anh em tù, có một hôm nó nhờ tôi phiên dịch, tôi bịa ra là anh Phạm Lãm và anh Nguyễn Khắc Lục (quê làng Lập Thạch) có bố đi lính Tây đánh với quân Đức trong thế chiến thứ nhất, được thưởng mê đay, thế là được chúng tha cho về (anh Lục là thương binh, anh Lãm là y sĩ đều nghỉ hưu ở Đông Hà).

Chuyện điệp viên nó theo tôi đến lớp chỉnh quân trung cấp 1953, bị Bùi Tín phê lên phán xuống. Các anh Hoàng Trọng Tài, Mai Tý, Lê Văn Khánh và Tướng Nguyễn Dưỡng…cùng học lớp chỉnh quân này,  nay đang ở TP. Hồ Chí Minh, chắc còn nhớ Bùi Tín đã phê tôi làm điệp viên thế nào. Nhưng tôi vẫn thấy thời làm Điệp viên là thời oanh liệt, nhờ có vậy, mới về họp ở chiến khu Ba Lòng, xe duyên được một mối tình bên suối, thơ mộng và êm đềm. Sung sướng nhất là ngày giải phóng Sài Gòn, giữa phố phường ngợp bóng cờ bay, anh Hoàng Đạo và tôi ôm nhau cười ra nước mắt. (Anh Hoàng Đạo ở Bộ Tư lệnh Đặc công sang, còn tôi ở đoàn 328P từ Kon Tum xuống). Bây giờ mỗi lần đi họp thường trực Hội cựu chiến binh Trung đoàn 95, hoặc họp thường trực Đồng hương tỉnh Quảng Trị, anh Hoàng Đạo và tôi ngồi cạnh nhau, nhớ lại tuy đi làm điệp viên có gian nguy và bạc bẽo nhưng cũng vinh dự vô cùng.

P.Q.S

 

 

___________

(1) Hérol: người Đức, lái xe thiết giáp bị thương, về điều trị ơ quân y Ba Lòng.

(2) De Cointe: là tên quan tư Pháp, cụt tay, bị ta bắt ngày 17.7.1949, xin phép trung đoàn trưởng Lê Nam Thắng cho nó gửi thư về cho vợ ở Paris. Lúc gặp có tôi và nhà thơ Chế Lan viên, nó khai tên là De Cointe, chứ không phải De Pointet như nhiều người nói.

(3) De Bruje cùng tên quan tư Pháp, bị bắt ngày 25.12.1949, có tài liệu viết là Le Bruje.

Phan Quốc Sắc
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 7 tháng 04/1995

Mới nhất

Long trọng tổ chức Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam

19 Giờ trước

Sáng nay 19/4/2024, Trường PTDT Nội Trú Gio Linh long trọng tổ chức Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Hội Liên hiệp Phụ nữ Phường 1 ra mắt mô hình “Phụ nữ, Cà phê và Sách”

20 Giờ trước

Sáng nay 19/4, Hội Liên hiệp Phụ nữ Phường 1 (thành phố Đông Hà) tổ chức Lễ ra mắt mô hình “Phụ nữ,

Sôi nổi hội thi Kể chuyện theo sách với chủ đề “Chúng em yêu hòa bình”

12/04/2024 lúc 16:01

Ngày 11/4, Thư viện tỉnh Quảng Trị phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Đông Hà tổ chức hội

Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam tỉnh Quảng Trị năm 2024

11/04/2024 lúc 00:52

TCCV Online - Sáng nay 10/4, tại Thư viện tỉnh, UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024. Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Chiến Thắng; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam tham dự.

Lễ phát động Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc tỉnh Quảng Trị năm 2024

09/04/2024 lúc 17:57

TCCV Online - Sáng ngày 9/4/2024, tại thư viện tỉnh Quảng Trị đã diễn ra lễ phát động Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc tỉnh Quảng Trị năm 2024.

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

21/04

25° - 27°

Mưa

22/04

24° - 26°

Mưa

23/04

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground