Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 29/03/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Pa-điền-xang: Chiếc mâm lễ nghĩa của người Bru - Vân Kiều

 

Với việc nhấn nhá lên các sản phẩm mây tre đan đơn điệu bằng những hoa văn bình dị cùng đường nét, màu sắc tinh tế, người Bru - Vân Kiều đã tạo ra được dấu ấn văn hóa riêng biệt từ nghề mây tre đan truyền thống. Sản phẩm người Bru - Vân Kiều đan từ mây tre chủng loại không nhiều nhưng đó luôn là những công cụ phục vụ hữu hiệu cho nhu cầu sinh hoạt của đồng bào. Một trong những dụng cụ tiêu biểu cho sự thông dụng và đa năng ấy chính là pa-điền-xang, chiếc mâm truyền thống của người Bru - Vân Kiều.

Đan gùi, rổ, rá, trúm, mẹt, sàng,... thì chỉ cần nghệ nhân đan lát quen nghề là có thể tự mình hoàn thiện một sản phẩm, riêng đan pa-điền-xang cần nhiều thời gian và kỳ công thì phải là người đan lát giỏi nhất. Tùy theo dụng ý sử dụng để đồng bào đặt làm những chiếc mâm to hay nhỏ cũng như bố trí mức độ nông sâu của bề mặt chiếc mâm cho phù hợp.

Nguyên liệu để làm mâm được đồng bào lựa chọn tương đối kỹ càng. Tre nứa không quá già, sẽ bị giòn, dễ gãy hoặc quá non, nan đan sẽ bị teo lại. Cây mây cũng vậy, phải thẳng, tròn đều, không sâu bệnh, tránh lấy cây non hoặc già quá. Bởi thế, khai thác đủ mây tre để đan một chiếc mâm có khi mất cả tuần đi rừng. Sau khi mang mây tre về nhà, người đan mâm tiến hành chẻ ra luôn tránh việc khi khô đi sẽ khó vót. Trước khi đan mâm, nan tre sẽ được ngâm qua nước để tăng độ dẻo dai và dễ dàng uốn nắn.

Nan tre chẻ để đan mâm gồm hai loại nan xương và nan thường. Nan thường chỉ cần đều đặn, dẻo dai, còn nan xương sẽ là bộ khung của tấm đan nên phải to bản và cứng cáp. Pa-điền-xang có phần đáy và phần thân tách biệt nên khi đan nghệ nhân phải thật khéo léo bẻ góc, uốn cong nan xương cũng như tạo hoa văn cho từng phần. Phần thân mâm được đan lóng đôi, khi đan xong sẽ thấy nan dọc, nan kép dính chéo vào nhau một cách kín kẽ. Còn phần đáy thì sử dụng kỹ thuật đan lồng bao gồm các nan ngang, nan chéo cắm chồng lên nhau tạo thành những hoa văn hình thoi đều tắp.

Để hoàn thiện pa-điền-xang nghệ nhân sẽ luồn những nan tre được chừa dài ra có chủ đích ở phần đỉnh đáy vào đuôi của thân mâm rồi dùng dây mây nức lại với nhau thành một thể thống nhất. Đế và vành miệng mâm cũng được nức lại kín kẽ và đều đặn làm nổi lên những gân mây rõ nét và sống động.

Người Bru - Vân Kiều ít khi dùng phẩm màu để nhuộm nan, đổi lại họ sẽ tận dụng tối đa màu xanh của bề mặt nan cật giúp lấy được màu nguyên bản cũng như giữ được độ bền chắc dài lâu cho sản phẩm. Sau khi đan xong, người ta mang mâm gác trên giàn bếp một thời gian để khói và bồ hóng bám dính vào sản phẩm, khi đó màu cật tre sẽ chuyển sang màu nâu đậm, càng làm cho đường nét hoa văn của pa-điền-xang nổi bật và tinh tế hơn.

Pa-điền-xang được sử dụng để bày thức ăn trong bữa cơm, bày mâm cỗ trong các dịp lễ hội, đặc biệt hơn hết là bày sính lễ trong ngày cưới của người Bru - Vân Kiều. Trong ngày cưới, lễ vật của nhà trai mang đến nhà gái nhất thiết phải có chiếc nồi đồng, thanh kiếm và thỏi bạc nén được chưng trên pa-điền-xang. Sau nghi thức trao sính lễ của nhà trai cho nhà gái thì đôi nam thanh nữ tú được mọi người xác tín thành vợ thành chồng.

Ngày trước, đan hoàn chỉnh một chiếc mâm tre là cách để các chàng trai Bru - Vân Kiều thể hiện sự tài hoa, khéo tay của mình trước các cô gái đến tuổi cập kê. Thế nhưng, lợi thế để tìm ra ý chung nhân ấy dần bị đánh mất bởi các chàng trai trẻ người Bru - Vân Kiều đã không còn mặn mà với nghề truyền thống của cha ông. Bên cạnh đó, sự xuất hiện của những đồ dùng sinh hoạt bằng nhựa hay kim loại giá rẻ như rá, rổ, xô, chậu và cả chiếc mâm... phù hợp với đời sống hiện đại cũng là lý do chính yếu làm nghề đan lát của đồng bào dần bị mai một. Thiết nghĩ, các ban ngành liên quan cần sớm có những chính sách hỗ trợ để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa riêng biệt, độc đáo này của người Bru - Vân Kiều.

Bởi đối với người Bru - Vân Kiều, pa-điền-xang chính là chiếc mâm của lễ nghĩa, giúp đồng bào định mức được những giá trị văn hóa cốt lõi do ông cha truyền đời. Bằng việc sáng tạo và khéo léo để tạo ra những chiếc mâm tre truyền thống, người Bru - Vân Kiều sẽ còn lan tỏa nét đẹp văn hóa riêng có ấy đến với bà con các dân tộc thiểu số sống trên dãy Trường Sơn hùng vĩ.

N.T.D

 

 

 

 

NGUYỄN TIẾN DŨNG
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 306

Mới nhất

Chiều không tắt nắng

27/03/2024 lúc 16:33

Truyện ngắn của THỦY VI

Hội VHNT tỉnh trao tặng sách và tác phẩm ảnh triển lãm “Trường Sa - Quảng Trị: Sắc màu biên cương”

23/03/2024 lúc 16:22

TCCVO - Chiều 22/3, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị tổ chức trao tặng sách và tác phẩm ảnh triển lãm

Khu kinh tế thương mại xuyên biên giới chung Lao Bảo - Densavan: Từ ý tưởng đến hiện thực

18/03/2024 lúc 00:07

TCCVO - Chiều 15/3, tại thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa, UBND tỉnh Quảng Trị và Ủy ban chính quyền tỉnh Savannakhet (Lào) phối hợp tổ chức Hội thảo “Khu kinh tế thương mại xuyên biên giới chung Lao Bảo - Densavan: Từ ý tưởng đến hiện thực”.

Liên hoan dân vũ chủ đề: "Nữ công Công đoàn viên chức tỉnh Quảng Trị tự tin, tỏa sáng"

16/03/2024 lúc 06:02

Chào mừng kỷ niệm 114 năm ngày Quốc tế phụ nữ (08/3/1910 - 08/3/2024), 1984 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng; Hướng đến kỷ niệm những sự kiện lớn của quê hương đất nước; kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929-28/7-2024), Sáng ngày 07/3/2024, Công đoàn viên chức tỉnh tổ chức Liên hoan dân vũ trong nữ Công chức, viên chức, người lao động (CCVCLĐ) năm 2024 với chủ đề “Nữ công Công đoàn viên chức tỉnh Quảng Trị tự tin, tỏa sáng”.

Phát huy vai trò “báo chí kiến tạo, báo chí giải pháp”

15/03/2024 lúc 07:05

TCCVO - Sáng ngày 13/3/2024, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo tỉnh tổ chức hội nghị giao ban công tác báo chí tháng 1 và 2 năm 2024 và định hướng một số nhiệm vụ trọng tâm tuyên truyền trong thời gian tới. Đồng chí Hồ Đại Nam, UVBTVTU, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì hội nghị.

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

30/03

25° - 27°

Mưa

31/03

24° - 26°

Mưa

01/04

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground