Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 29/03/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Về bản Chế phong thời vua Tự Đức ở làng Duy Viên

T

rong một chuyến công tác điền dã về cơ sở, chúng tôi đã có dịp tiếp cận một bản Chế phong tại nhà ông Lê Văn Chiến ở làng Duy Viên, xã Vĩnh Lâm, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Bản Chế phong này được thể hiện trên một tấm giấy dó đặc biệt, màu vàng, dày dặn, dân gian thường gọi là giấy long đằng. Kích thước của bản Chế phong tương đối lớn với chiều dài tổng thể đo được là 110 cm, chiều rộng là 47 cm. Trên bề mặt có nhiều hoa văn trang trí hết sức độc đáo. Ở mặt trước nổi bật là họa tiết long ẩn vân với hình tượng con rồng đang lượn vờn trong mây; bốn góc và chính giữa có dấu triện vuông đề chữ Thọ. Xung quanh là đường viền bao bọc được vẽ bởi các hình ô trám. Trên bề mặt này của Chế phong phía bên phải có một bài văn chép bằng chữ Hán gồm 110 chữ, được viết theo lối Chân thư (Khải thư). Bên trái có dòng lạc khoản đề niên hiệu Hoàng đế kèm theo ngày tháng năm ban tặng và đóng dấu triện vuông màu đỏ, bên trong đề bốn chữ Hán “Sắc mệnh chi bảo”. Mặt sau của bản Chế phong được trang trí rất nhiều họa tiết hoa văn khác nhau. Ngoài cùng là đường diềm trang trí bởi hồi văn chữ Thọ. Tiếp đó, ở bốn góc là bốn chữ Thọ nằm trong dấu triện hình vuông có kích thước 5,5cm x 7cm. Chính giữa là đồ án song Thọ với hai chữ Thọ lồng vào nhau và chồng lên trên đồ án long phượng tranh châu. Ngay sát phía bên dưới là hình một chiếc đỉnh trầm đang tỏa khói hương nghi ngút.

Sau khi nghiên cứu, chúng tôi xin giới thiệu toàn bộ nội dung của bản Chế phong nói trên như sau:

Phiên âm Hán Việt:

“Thừa thiên hưng vận, Hoàng đế chế viết.

Trẫm duy: Liệt sĩ xã sinh nhi thụ nghĩa quốc gia. Điệu vãng dĩ khuyến trung. Tư nhĩ Phó quản cơ Lê Văn Thân; quỳ hoắc trinh tâm, tang bồng tráng chí dũng ư phó địch kỳ chấp tấn dĩ ngôn; quy phấn bất cố thân cánh lâm nguy nhi chí mệnh. Tư đặc truy tặng nhĩ vi Minh nghĩa đô úy quản cơ, thụy Tráng dực. Tích chi cáo mệnh. Ô hô! Huy chương hữu diệu thức dương vinh. Nhưỡng chi quang chính khí như tồn vĩnh tộ sơn hà chi tráng. Ê duy minh mạc thức khắc. Khâm thừa!

Tự Đức thập thất niên cữu nguyệt sơ thập nhật.”

Tạm dịch:

“Vâng mệnh trời dấy vận nước, Hoàng đế ban chế rằng:

Trẫm nghĩ: Người liệt sĩ coi thường mạng sống vì nghĩa quốc gia, tiếc thương thay những người trung thành vì đất nước. Nay nhà người Lê Văn Thân đã qua đời, vốn từng đảm nhận chức vụ Phó quản cơ. (Lúc sinh thời) dù phải chịu khổ cực gian nan nhưng vẫn giữ một tấm lòng sắt son, chí khí vẫy vùng ngang dọc bốn phương trời. Dũng cảm hiên ngang xông pha nơi trận mạc. Đến khi rơi vào tay quân thù vẫn kiên định không hé nửa lời. Luôn luôn lạo quan chẳng màng đến thân xác. Cuối cùng lâm nguy và đã hy sinh. Nay đặc biệt truy tặng cho nhận chức Minh nghĩa đô úy quản cơ, tên thụy là Tráng Dực. Ban cho tờ cáo sắc. Hỡi ôi! Huy chương chói lọi đến muôn đời. Khí phách ấy mãi còn đất trời núi sông. Hãy ghi nhớ điều đó mà hưởng ân điển lớn lao. Hãy kính cẩn noi theo!

Ngày mồng 10 tháng 9 niên hiệu Tự Đức năm thứ 17 (1864).”

Như chúng ta đã biết, Chế phong là một loại hình văn bản hành chính - pháp quy quan trọng do nhà nước phong kiến ban hành xuống cho những cá nhân cụ thể. Gia đình, dòng họ, làng xã nào có người được nhà vua ban Chế phong là một vinh dự vô cùng to lớn. Cũng bởi lý do đó mà nghi thức nghinh rước Chế phong được tổ chức một cách đặc biệt trang trọng. Người đời sau coi văn bản này như một báu vật và họ cất giữ bảo vệ hết sức cẩn thận từ đời này qua đời khác.

Nội dung của Chế phong là sự ghi nhận công lao của nhà nước phong kiến đối với các nhân vật lịch sử. Thông thường, Chế phong có 2 loại. Loại thứ nhất là ban cho những cá nhân trực tiếp tham gia con đường quan lộ. Sau khi rời bỏ áo mũ thôi chốn quan trường hồi hương ẩn tích già yếu mà lâm chung hoặc đang thi hành công vụ gặp phải bất trắc hy sinh thì họ được ban Chế phong. Loại Chế phong này như là một lời điếu văn tiễn biệt, qua đó thể hiện sự ghi nhận của nhà vua và đình thần đối với những công lao đóng góp của một bề tôi hiền tài trong suốt quá trình phụng sự đất nước. Hành văn trong Chế phong là sự tổng quát đầy đủ công trạng, tính nết, khí phách của người đã khuất; kèm theo đó là phẩm hàm, chức tước và huy hiệu được truy tặng. Cuối cùng là sự nhắn nhủ của nhà vua đối với nhân vật ấy trong việc thụ hưởng ân điển của nước nhà và hãy nhớ lấy điều đó mà phù hộ độ trì cho quốc gia được phồn thịnh.

Loại Chế phong thứ hai là Chế phong dành cho những bậc phụ mẫu trực tiếp sinh thành nên những vị quan tướng của triều đình. Khi họ còn sống thì được hưởng bổng lộc và khi họ qua đời thì được ban Chế phong. Nội dung của loại Chế phong này là sự ngợi ca truyền thống gia phong, tính nết của bậc song thân đã góp phần sinh thành và nuôi dưỡng nên một người có ích cho đất nước.

Có thể nói, bản Chế phong được phát hiện tại làng Duy Viên, xã Vĩnh Lâm, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị mà chúng tôi đã giới thiệu trên đây là một nguồn tư liệu rất có giá trị về mặt khoa học lịch sử và văn hóa. Trước hết, xét về phần nội dung thì Chế phong đã cung cấp cho chúng ta nhiều thông tin quan trọng. Góp phần xác minh tên tuổi và hành trạng, chức tước và phẩm hàm của một nhân vật lịch sử có thật thuộc dòng họ Lê Văn làng Duy Viên trong quá khứ. So sánh đối chiếu với Quan chế nhà Nguyễn, chúng ta có thể xác minh ông là một võ quan. Khi còn đương nhiệm giữ chức vụ Phó quản cơ, hàm Tòng tứ phẩm võ giai. Khi ông qua đời được truy phong lên hàm Chính tứ phẩm võ giai, chức Minh nghĩa đô úy quản cơ. Với chức vụ ấy thì định ngạch lương bổng đồng niên được hưởng gồm: tiền 80 quan, gạo 60 phương, tiền xuân phục là 14 quan.

Để có thể biết rõ hơn về thân thế, lai lịch của nhân vật Lê Văn Thân, chúng tôi đi sâu tìm hiểu thêm về lịch sử hình thành của làng Duy Viên. Dựa vào các nguồn sử liệu có thể xác định rằng đây là một làng quê được hình thành từ khá sớm. Thời nhà Lê trong sách Ô Châu cận lục được Dương Văn An biên soạn vào năm Ất Mão (1555) thì tên làng Duy Viên đã xuất hiện, nằm trong 65 xã/làng của châu Minh Linh, phủ Tân Bình Thời các chúa Nguyễn, xét trong Phủ biên tạp lục (1776) của Lê Quý Đôn, làng Duy Viên thuộc tổng Thủy Ba của huyện Minh Linh, phủ Quảng Bình. Sang đến đời các vua Nguyễn, dưới triều Đồng Khánh trong Đồng Khánh địa dư chí, làng Duy Viên vẫn nằm trong tổng Thủy Ba của huyện Minh Linh nhưng được cắt chia về đạo Quảng Trị. Cho đến trước năm 1914, trong thống kê của Nguyễn Đình Tư chép ở sách Non nước Quảng Trị thì làng Duy Viên vẫn nằm trong tổng Thủy Ba, phủ Vĩnh Linh. Từ những nguồn tư liệu hồi cố ở địa phương, đồng thời thông qua các bậc cao niên trong làng được biết nguyên xưa làng có 5 họ gốc là Lê Đức, Lê Văn (có 2 họ), Hồ và Nguyễn Văn. Tiếp cận Gia phả của dòng họ Lê Văn lập lại dưới thời Bảo Đại (1925-1945) được biết họ Lê Văn là Tiền khai khẩn của làng, ngài Thủy tổ có tên húy là Lê Văn Khê, vào đây lập làng từ trong khoảng thời gian nửa cuối thế kỷ thứ XV đến nửa đầu thế kỷ thứ XVI. Ông Lê Văn Thân - người được ban Chế phong thuộc đời thứ 8 của dòng họ. Tính đến nay dòng họ Lê Văn làng Duy Viên đã trải qua từ 17-19 đời.

Về mặt hình thức, có thể nói Chế phong là một loại hình văn bản rất độc đáo từ chất liệu giấy viết, họa tiết trang trí cho đến lối hành văn. Theo nhận định của nhiều nhà nghiên cứu, sở dĩ sắc phong nói chung tồn tại được đến ngày nay, dù trải qua nhiều thế kỷ, chịu nhiều tác động của thiên nhiên và con người là do được viết trên một chất liệu giấy đặc biệt tốt, thường gọi là giấy sắc hay còn gọi là giấy Nghè (vì được làm tại làng Nghè - tên Nôm của làng Nghĩa Đô, Từ Liêm, Hà Nội). Đây là một loại giấy được sản xuất bằng kỹ thuật cổ truyền đặc biệt để chuyên cung cấp cho triều đình sử dụng. Loại giấy này quý trước hết là ở nguyên liệu, đó là vỏ của một loại cây dó và các kim loại dạng lỏng dùng để vẽ lên bề mặt giấy là vàng, bạc và kim nhũ. Nhờ nguyên liệu này mà giấy sắc có hình thức và màu sắc đã đẹp lại bền, có thể tồn tại hàng trăm năm mà không hề hư hỏng. Quý vì lẽ thứ hai là bởi làm giấy sắc đòi hỏi phải trải qua rất nhiều công đoạn. Theo tư liệu từ các nhà nghiên cứu cho biết thì bí quyết còn truyền lại ở làng Nghè cho thấy để xeo một tờ giấy sắc cho hàng Nhất phẩm thì phải có 5 người thợ cùng góp sức một lúc. Giấy để phong cho hàng phẩm cấp thấp hơn (tức là từ Nhị phẩm xuống tới Cửu phẩm), khổ giấy hẹp hơn, cũng phải cần tới 3 người. Đấy là công đoạn xeo giấy, phần vẽ giấy sắc mới là khâu tinh xảo nhất, công phu nhất, đòi hỏi người thợ phải có tay nghề cao. Vẽ gồm hai công đoạn: vẽ chạy và vẽ đồ. Vẽ chạy là vẽ ra hình rồng mây, hình triện, hoa văn; việc này do những thợ giỏi thực hiện… Vẽ đồ là tô kim nhũ, vàng bạc lên trên nét vẽ chạy... Với các công đoạn và kỹ thuật làm giấy đặc biệt này đã để lại cho người đời sau những văn bản vô cùng quan trọng. Theo sách Đại Phùng tổng khoán ước thì các loại Sắc phong nói chung khi đưa về đến đình, chép thêm ra một bản, giống như bản chính (đều dùng giấy vàng mực đen, lấy người có chữ đẹp trong thôn viết đằng tả), rồi lập một hương án, đặt lên, vái 5 vái (thay thần tạ ơn vua). Sau đó, hỏa hóa bản sao đi, còn bản chính thì rước vào trong đình. Chính vì thế, loại văn bản này chỉ có duy nhất một bản.

Trong các văn bản vua phong, niên đại tuyệt đối đến tận ngày, tháng, năm. Niên đại được ghi ở cuối văn bản gồm niên đại triều vua ban sắc, tháng ngày ban sắc. Niên đại tuyệt đối chính xác là cơ sở để xác định tên gọi của làng/xã và sự thay đổi qua các thời kỳ. Giấy làm sắc và thư họa thể hiện trên bề mặt còn là căn cứ để người đời sau có thể hiểu rõ về phong cách mỹ thuật, thư thể của từng giai đoạn lịch sử. Trong khi nhiều tư liệu Hán Nôm ghi trên chất liệu giấy phần lớn chỉ có niên đại từ thời nhà Nguyễn trở về sau (từ 1802 đến nay), thì nhiều đạo sắc phong lại có niên đại thời Lê sơ, thời Mạc. Chính bởi những giá trị đó mà Giáo sư Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội khoa học lịch sử Việt Nam đã nhận định rằng sắc phong là một di sản quý của dân tộc và là nguồn tư liệu quý hiếm cần được bảo vệ và nghiên cứu hơn nữa để phát huy tác dụng.

Việc bản Chế phong tại làng Duy Viên, xã Vĩnh Lâm, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị còn lại cho đến thời điểm này là một tư liệu đặc biệt quý giá bởi đây là một địa phương từng chịu quá nhiều tổn thất của chiến tranh. Hoàn cảnh lịch sử và những biến động của xã hội đã xóa nhòa gần như toàn bộ những gì mà con người nơi đây từng gầy dựng và gìn giữ. Theo kết quả của cuộc tổng điều tra, kiểm kê di vật, cổ vật và bảo vật quốc gia năm 2009 thì toàn địa bàn huyện Vĩnh Linh chỉ còn lại 04 cổ vật (03 Gia phả, 01 Chế phong). Với giá trị như vậy, thiết nghĩ cần có những kế hoạch bảo vệ, những phương án giữ gìn cụ thể để tránh tối đa sự xâm hại đến hình thức cũng như nội dung của tư liệu gốc. Đồng thời nhân bản và giới thiệu rộng rãi đến các nhà nghiên cứu và đông đảo công chúng được biết về loại hình văn bản độc đáo này.

T.C.N

 

_____________________

Tài liệu tham khảo:

1. Dương Văn An. Ô Châu cận lục. Nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia, 3 - 2009.

2. Lê Quý Đôn. Phủ biên tạp lục. Nhà xuất bản Văn Hóa - Thông Tin, 2007.

3. Văn bản Hán Nôm làng xã vùng Huế. Nhà xuất bản Thuận Hóa, 2008.

4. Nguyễn Mạnh Linh. Tự điển thư pháp. Nhà xuất bản Hồng Đức, 2008.

5. Thiều Chửu. Hán Việt từ điển. Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin, 2005.

 

TRỊNH CAO NGUYÊN
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 300 tháng 09/2019

Mới nhất

Chiều không tắt nắng

27/03/2024 lúc 16:33

Truyện ngắn của THỦY VI

Hội VHNT tỉnh trao tặng sách và tác phẩm ảnh triển lãm “Trường Sa - Quảng Trị: Sắc màu biên cương”

23/03/2024 lúc 16:22

TCCVO - Chiều 22/3, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị tổ chức trao tặng sách và tác phẩm ảnh triển lãm

Khu kinh tế thương mại xuyên biên giới chung Lao Bảo - Densavan: Từ ý tưởng đến hiện thực

18/03/2024 lúc 00:07

TCCVO - Chiều 15/3, tại thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa, UBND tỉnh Quảng Trị và Ủy ban chính quyền tỉnh Savannakhet (Lào) phối hợp tổ chức Hội thảo “Khu kinh tế thương mại xuyên biên giới chung Lao Bảo - Densavan: Từ ý tưởng đến hiện thực”.

Liên hoan dân vũ chủ đề: "Nữ công Công đoàn viên chức tỉnh Quảng Trị tự tin, tỏa sáng"

16/03/2024 lúc 06:02

Chào mừng kỷ niệm 114 năm ngày Quốc tế phụ nữ (08/3/1910 - 08/3/2024), 1984 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng; Hướng đến kỷ niệm những sự kiện lớn của quê hương đất nước; kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929-28/7-2024), Sáng ngày 07/3/2024, Công đoàn viên chức tỉnh tổ chức Liên hoan dân vũ trong nữ Công chức, viên chức, người lao động (CCVCLĐ) năm 2024 với chủ đề “Nữ công Công đoàn viên chức tỉnh Quảng Trị tự tin, tỏa sáng”.

Phát huy vai trò “báo chí kiến tạo, báo chí giải pháp”

15/03/2024 lúc 07:05

TCCVO - Sáng ngày 13/3/2024, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo tỉnh tổ chức hội nghị giao ban công tác báo chí tháng 1 và 2 năm 2024 và định hướng một số nhiệm vụ trọng tâm tuyên truyền trong thời gian tới. Đồng chí Hồ Đại Nam, UVBTVTU, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì hội nghị.

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

30/03

25° - 27°

Mưa

31/03

24° - 26°

Mưa

01/04

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground